Mức Hỗ Trợ Bhyt Hộ Cận Nghèo
Khoản 3 Điều 7 Thông tư 01/2022/TT-BXD quy định mức hỗ trợ xây mới và cải tạo nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo như sau:
Tổ chức xây mới hoặc sửa chữa nhà ở
Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 01/2022/TT-BXD, để được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở thì hộ nghèo, hộ cận nghèo và các cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện một số công việc sau:
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo trong danh sách được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở ký cam kết xây mới hoặc sửa chữa nhà ở và đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị cung ứng vật liệu để xây mới hoặc sửa chữa nhà ở (nếu có nhu cầu), đề xuất lựa chọn mẫu nhà, phương thức xây mới hoặc sửa chữa nhà ở.
- Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật) không có khả năng tự xây mới hoặc sửa chữa nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp Mặt trận Tổ quốc xã và các tổ chức thành viên để thống nhất phân công các đoàn thể, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn tổ chức xây mới hoặc sửa chữa nhà ở cho các đối tượng.
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã khi hoàn thành các phần việc theo giai đoạn (hoàn thành phần móng đối với những hộ xây dựng nhà ở mới, hoàn thành từ 30% khối lượng công việc trở lên đối với những hộ sửa chữa nhà ở hiện có) hoặc hoàn thành toàn bộ công trình để tổ chức nghiệm thu làm cơ sở thực hiện giải ngân vốn hỗ trợ.
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, giám sát và giúp đỡ các hộ nghèo, hộ cận nghèo trong quá trình xây mới hoặc sửa chữa nhà ở đảm bảo tiến độ và chất lượng; lập biên bản xác nhận hoàn thành theo giai đoạn và biên bản xác nhận hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.
Trên đây là quy định về mức hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Nếu bạn đọc có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn và giải đáp.
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế (BHYT) cho một số đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo từ 70% đang áp dụng theo Quyết định 797/QĐ-TTg lên mức 100%
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế (BHYT) cho một số đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo từ 70% đang áp dụng theo Quyết định 797/QĐ-TTg lên mức 100%
Cụ thể, kể từ ngày 1/1/2013, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT cho một số đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia, gồm:
- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo mới thoát nghèo, thời gian hỗ trợ 5 năm sau khi thoát nghèo. Trường hợp người thuộc hộ cận nghèo đã thoát nghèo trước ngày 1/1/2013 nhưng thời gian thoát nghèo tính đến ngày 1/1/2013 chưa đủ 5 năm, thời gian còn lại được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT, thời gian hỗ trợ thấp nhất là 1 năm.
- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP và các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP.
Đối với các đối tượng người dân thuộc hộ gia đình cận nghèo còn lại được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT theo quy định tại Quyết định số 797/QĐ-TTg ngày 26/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Về nguồn kinh phí thực hiện, ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ 100% mệnh giá mua thẻ BHYT cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi.
Bên cạnh đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ 50% mệnh giá mua thẻ BHYT cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo đối với các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách Trung ương dưới 50%.
Các địa phương còn lại bố trí từ ngân sách địa phương.
Theo Bộ Tài chính, hiện nay hầu hết các địa phương đã thực hiện hỗ trợ đóng BHYT cho người cận nghèo bằng 70% mức đóng theo quy định hiện hành. Nhiều địa phương đã trích kinh phí từ ngân sách địa phương để nâng mức hỗ trợ cho người cận nghèo từ 80-100% mức đóng, như: Hà Giang, Thái Nguyên, Hải Dương, Ninh Bình, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Quảng Nam, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu...
Tuy vậy, vẫn còn nhiều người thuộc hộ gia đình cận nghèo mới thoát nghèo, hộ cận nghèo đang sinh sống tại 62 huyện nghèo chưa có điều kiện tham gia BHYT hoặc nếu có chỉ những người ốm đau, bệnh tật mới tham gia BHYT.
Do vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho người thuộc hộ nghèo mới thoát nghèo không bị tái nghèo do phát sinh các chi phí điều trị ốm đau, bệnh tật, và người thuộc hộ cận nghèo tại các vùng đặc biệt khó khăn đều được tham gia BHYT, góp phần thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân, việc điều chỉnh nâng mức hỗ trợ đóng BHYT cho nhóm đối tượng này lên mức tối đa là cần thiết.
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015, hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.
Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2011 đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố, cả nước hiện có 1.530.295 hộ cận nghèo.
Ngày 8/4/2009, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội đã công bố mức chuẩn nghèo, cận nghèo cho Thành phố giai đoạn 2009-2013.
Theo đó, chuẩn nghèo ở khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng là hộ nghèo khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 330.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo.
Với chuẩn cận nghèo, khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân trên 500.000 đồng/người/tháng đến 650.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân trên 330.000 đồng/người/tháng đến 430.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo.
Theo kết quả điều tra xác định hộ nghèo mà Hà Nội vừa tiến hành, tính đến tháng 1/2009 toàn Thành phố có hơn 117.000 hộ nghèo với hơn 406.000 nhân khẩu, chiếm 8,43% số hộ toàn Thành phố. Hà Nội cũng còn 12/29 quận/huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 10% 43/577 xã phường có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên, tập trung ở 9 huyện: Ba Vì, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Thạch Thất, Ứng Hoà, Phú Xuyên, Quốc Oai và Thanh Oai.
Theo kế hoạch, Hà Nội đang phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo chung trên địa bàn từ 1-2%/năm, phấn đấu đến cuối năm 2013 đưa tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 3%, không còn xã nghèo và xã thuộc Chương trình 135 (hiện có xã An Phú (Mỹ Đức) và 05 thôn thuộc các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai nằm trong diện này)
Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ 50 triệu đồng/hộ để xây dựng mới nhà ở (Ảnh minh họa).
Theo đó, đối tượng áp dụng là hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều được quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025, có trong Quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo của Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý hàng năm và là hộ độc lập có thời gian tách hộ đến khi Nghị quyết số 17/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh có hiệu lực thi hành tối thiểu 03 năm, đang cư trú trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Về mức hỗ trợ: Hỗ trợ xây dựng mới nhà ở 50 triệu đồng/hộ gia đình; hỗ trợ sửa chữa nhà ở 25 triệu đồng/hộ gia đình.
Đối với hộ nghèo đã nhận được hỗ trợ xây dựng mới nhà ở từ chương trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I; từ năm 2021 đến năm 2025 tại Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh, được hỗ trợ thêm cho ngang bằng với mức hỗ trợ 50 triệu đồng/hộ gia đình.