Phạm Nhật Vượng Khởi Nghiệp Năm Bao Nhiêu Tuổi
Những năm 1997 – 1998, ông Vượng chia sẻ chỉ nghĩ kiếm được 2 triệu USD sẽ ngừng kinh doanh về hưu, nhưng như người ta thường nói thời tới không cản nổi, việc kinh doanh cứ thế đi lên.
Trở thành người giàu nhất Việt Nam
Phạm Nhật Vượng trở thành tỷ phú USD người Việt đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam vào năm 2011. Ông không chỉ cho thấy tầm ảnh hưởng tại Việt Nam mà còn cả toàn thế giới. Năm 2019, nhờ những đóng góp của mình trong ngành công viên giải trí và thúc đẩy phát triển ngành này, đã giúp ông có vinh dự khi được tạp chí Bloobloop vinh danh trong top 50 người có ảnh hưởng nhất.
Không chỉ vậy, đến năm 2021 một lần ông lại có tên trong danh sách 15 nhân vật “Heroes Of Philanthropy” châu Á bởi những nghĩa cử cao đẹp lần thứ 2 liên tiếp. Trong tình hình đại dịch Covid-19 hoành hành, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã trao hơn 320 triệu USD để hỗ trợ công tác chống dịch tại Việt Nam.
Năm 2013, ông thành người Việt đầu tiên có tên trong danh sách tỷ phú do tạp chí Forbes nổi tiếng của Mỹ công bố, lọt top 10, tỷ phủ mới xuất sắc nhất năm và liên tiếp đứng đầu nhiều năm trên thị trường chứng khoán.
Vị tỷ phú họ Phạm luôn là cái tên ảnh hưởng và truyền cảm hứng nhiều nhất cho các nhà đầu tư tại Việt Nam. Hành trình của ông chính là minh chứng cho sức mạnh của sự quyết tâm và khả năng khai thác triệt để cơ hội.
Giống như Phạm Nhật Vượng, bạn có thể viết lên câu chuyện thành công của mình trong thế giới đầu tư. Bắt đầu ngay hôm nay với DNSE – nền tảng đầu tư hiện đại và toàn diện, giúp bạn tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro và mở ra vô vàn cơ hội.
Đừng để cơ hội trôi qua, hãy mở tài khoản DNSE ngay bây giờ để bắt đầu hành trình đầu tư vững chắc, tự tin và bền vững, giống như những nhà khởi nghiệp vĩ đại.
“MÃI MÃI TINH THẦN KHỞI NGHIỆP”
“Ngày xưa là câu chuyện cơm áo gạo tiền. Đầu tiên khi đi làm là muốn kiếm tiền giúp bố mẹ đỡ nghèo đỡ khổ. Sau này có tí tiền lên thì để mình sống một cách thoải mái sung túc, vợ con đề huề. Dần dần lớn lên nữa thì công việc là đam mê. Và đến giờ mục tiêu cuối cùng là làm được cái gì đó cho đời”, là lời bộc bạch về mục tiêu cuộc đời trên báo Tuổi trẻ cách đây 2 năm của vị tỷ phú họ Phạm.
Với trăn trở đó, ở tuổi 50, ông Vượng gây bất ngờ với công chúng khi quyết định dồn lực đầu tư vào 2 lĩnh vực công nghiệp và công nghệ. Đây là 2 lĩnh vực không hề liên quan đến nền tảng kinh doanh chủ đạo của Vingroup trước đó (bất động sản và thương mại dịch vụ), được đánh giá là cực kỳ “khó làm” vì rào cản gia nhập quá lớn, đầu tư lớn cả về tài chính – công nghệ – nhân sự – chuỗi cung ứng, chưa kể những đại gia hiện hữu trong lĩnh vực này đều có thâm niên kỳ cựu và thương hiệu mạnh.
“Tôi có mong muốn cháy bỏng là xây dựng được một thương hiệu Việt Nam có đẳng cấp và nổi tiếng trên thế giới, giúp con cháu sau này có thể tự hào về đất nước, về dân tộc của mình và qua đó truyền cảm hứng cho các thệ hệ trẻ. Vingroup sau một thời gian dài dấn thân, miệt mài phấn đấu đã có được những điều kiện ban đầu để bắt tay vào việc này. Hơn thế nữa, hiện nay tất cả các thành viên của Vingroup đều thể hiện quyết tâm và mong muốn được đóng góp toàn bộ trí lực để thực hiện thành công sứ mệnh này”, tạp chí Forbes dẫn lời ông chủ VinFast.
Trái ngược với những nghi ngại ban đầu, thực tế diễn ra 3 năm qua đã cho thấy bản lĩnh đáng gờm và tăng tốc ngoạn mục của hãng xe Việt: Ra mắt nhà máy ô tô hiện đại, với dây chuyền sản xuất robot hoàn toàn tự động trong vỏn vẹn 21 tháng kể từ ngày đầu khởi công dự án (2/9/2017 tại KCN Đình Vũ – Cát Hải – Hải Phòng); Mua lại hãng xe GM Việt Nam; Thành lập Viện Công nghệ Ô tô tại Úc; Công bố kế hoạch sản xuất xe ô tô điện và dự kiến xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ vào năm 2021; Lên kế hoạch mở nhà máy tại Mỹ, sau khi thành lập văn phòng nghiên cứu với 50 thành viên tại San Francisco để chuẩn bị cho việc bán ô tô tại California vào năm 2022…
Giờ đây, ông Vượng có thể tự hào khi hằng ngày chứng kiến xe VinFast đã chạy khắp các con phố ở đô thị. Dòng xe “quốc dân” như Fadil thậm chí trở thành dòng bán chạy nhất tháng 2 vừa qua với doanh số 1.090 xe, bỏ xa “vua doanh số” Toyota Vios.
Trong khuôn khổ một bài viết, khó có thể kể hết các dự án mới ra đời liên tục của Vingroup trong những năm qua. Tựu trung lại có thể hình dung định hướng của Vingroup là trở thành Tập đoàn Công nghệ – Công nghiệp – Thương mại Dịch vụ đẳng cấp quốc tế.
Nói rõ hơn về định hướng của Tập đoàn, ông Vượng từng lí giải: “Chuyển hướng sang công nghệ không phải là buông bỏ những thứ khác. Hôm kỷ niệm 25 năm thành lập tập đoàn, chúng tôi đã công bố rõ chiến lược 10 năm tới thì công nghệ sẽ là số 1, công nghiệp là số 2 và thương mại dịch vụ là số 3. Nhưng thương mại dịch vụ là số 3 không có nghĩa là teo dần đi, mà nó ngược lại phải lớn hơn bây giờ nhiều.
Hơn nữa, thương mại dịch vụ bây giờ vẫn đang là nhất vì nó là nguồn tiền để nuôi tất cả các ý tưởng, các dự án mới nên không thể buông ra được. Buông ra bây giờ thì lấy ai nuôi vì trong thời gian đầu ôtô phải bù lỗ, rồi điện thoại thông minh cũng bù lỗ…
Nhưng một khi công nghệ, công nghiệp phát triển rồi thì mình có thể góp phần đổi đời cho rất nhiều người. Ví dụ như người nghèo bây giờ một tháng thu nhập của họ không đáng kể, nhưng nếu họ trở thành những công nhân công nghệ bình thường thôi, lương của họ cũng sẽ cao hơn nhiều.
Tuy nhiên, ta chỉ làm được điều đó khi ta có được một hệ sinh thái về công nghệ, tức là phải có những viện nghiên cứu những công nghệ lõi về AI, Big data…, phải có những công ty sản xuất phần mềm, rồi có những nhà thầu phụ của họ… Sau này dần dần lại phát triển thêm ra những nhánh khác nữa” (Báo Tuổi trẻ, tháng 1/2019).
Gần 30 năm kể từ ngày những thùng mì Mivina đầu tiên xuất hiện tại Ukraine cho đến lúc trở thành người giàu nhất Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng vẫn thích đá bóng, giải trí bằng xem phim, làm việc không ngừng để thực hiện khát vọng đưa thương hiệu Việt ra thế giới.
“Tôi luôn nói với các đồng nghiệp của mình: Đừng để cuộc sống của bạn trôi qua một cách vô nghĩa. Đừng để đến cuối cuộc đời, bạn không có gì đáng nhớ để kể lại. Sẽ thật buồn khi thấy rằng cuộc sống của bạn đã không tạo thêm bất kì giá trị nào.
Nếu làm chỉ để tiêu, chỉ để có cái nọ, cái kia thì tôi phải dừng lâu rồi. Lỡ làm người rồi, không thể sống một cuộc đời phí hoài được”.
Vinfast vĩnh phúc tự hào là đơn vị đại lý chính hãng của Vinfast Việt Nam, Khi mua xe Vinfast tại đại lý Vinfast Vĩnh Phúc khách hàng sẽ được hưởng toàn bộ những dịch vụ cao cấp nhất với khu trưng bày xe sang trọng. Khu bảo hành bảo dưỡng hiện tại với hệ thống máy móc tối tân nhất hiện nay. Cùng với đó là chất lượng chăm sóc khách hàng được đảm bảo bởi Vingroup.
Phạm Nhật Vượng – cái tên không mấy xa lạ và được biết đến là người giàu nhất Việt Nam, chủ tịch HĐQT tập đoàn VINGROUP và hàng loạt các công ty khác đình đám khác. Vậy hãy cùng DNSE tìm hiểu xem quá trình khởi nghiệp của Phạm Nhật Vượng và bí quyết để đạt được thành công như ngày hôm nay nhé!
Phạm Nhật Vượng (sinh ngày 5/8/1968 tại Hà Nội, quê quán Hà Tĩnh), hiện tại là HĐQT của tập đoàn VINGROUP. Tính đến đầu năm 2023, ông là người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản được ước tính lên tới 4.3 tỷ USD.
Mặc dù, đã hơn một lần có tên trong danh sách 200 người giàu nhất thế giới (Fobes) nhưng nay đã giảm xuống thứ 636 khi giá cổ phiếu VINGROUP liên tục giảm.
Trước khi trở thành tỷ phú tự thân đầu tiên tại Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng đã có một tuổi thơ khó khăn, cha ông là chiến sĩ của lực lượng không quân, còn mẹ ông mở quán trà đá vỉa hè. Cả gia đình phải phụ thuộc hoàn toàn vào những khoản thu ít ỏi từ quán trà đá.
Ông từng chia sẻ “Khi đó giấc mơ của tôi không hề lớn. Tôi chỉ muốn giúp đỡ gia đình thoát nghèo”. Với ý chí nỗ lực thoát nghèo bằng con đường học tập, chàng trai có thành tích xuất sắc trong môn Toán đã được học bổng du học ở trường Russian State Geological Prospecting University.