Từ nhiều năm nay, các trường công lập trên cả nước đã thực hiện chính sách miễn tiền học phí cho học sinh tiểu học. Nhằm bảo đảm cho giáo dục tiểu học bắt buộc, chăm lo đầu tư giáo dục trên cả nước được phổ cập tốt hơn. Ngoài học phí, học sinh tiểu học phải đóng những khoản khác và có những khoản không phải đóng. Vậy học sinh tiểu học được miễn học phí nhưng phải đóng khoản nào?

Quy định học sinh tiểu học miễn học phí:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 61 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý.”

Kế thừa tinh thần của Hiến Pháp như trên, tại Khoản 3 Điều 99 Luật giáo dục năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/7/2019 nêu rõ: “3. Học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí; ở địa bàn không đủ trường công lập, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí, mức hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.”

Như vậy, không phải tất cả các trường tiểu học đều được miễn học phí. Chỉ có học sinh trường công lập được miễn học phí tiểu học. Đối với học sinh học các trường tiểu học ở cơ sở giáo dục tư thục vẫn phải đóng học phí theo quy định của nhà trường nhưng sẽ được Nhà nước hỗ trợ một phần. Trong đó, cơ sở giáo dục dân lập, cơ sở giáo dục tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và các dịch vụ khác bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý. Thực hiện công khai chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo và mức thu theo cam kết trong đề án khi thành lập trường, công khai rõ ràng cho từng khóa học, cấp học, năm học theo quy định của pháp luật.

Học sinh tiểu học có phải đóng học phí không?

Giải đáp học sinh tiểu học có phải đóng học phí không?

Quy định tại Khoản 2 Điều 61 Hiến pháp năm 2013 đã nêu ra chủ chương nhà nước ưu tiên đầu tư, thu hút các nguồn đầu tư cho hoạt động giáo dục, chăm lo cho giáo dục mầm non, đảm bảo giáo dục tiểu học là bắt buộc, nhà nước không thu học phí.

Kế thừa tinh thần Hiến pháp năm 2013, tại Khoản 3 Điều 99 Luật giáo dục năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/ 7/ 2019 đã nêu rõ:

Căn cứ vào điều 14 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định đối tượng không phải đóng học phí là:

Theo quy định, học tiểu học công lập không phải đóng học phí

Như vậy đối với câu hỏi học sinh tiểu học có phải đóng học phí không thì câu trả lời là học sinh trường công lập được miễn học phí tiểu học. Tuy nhiên không phải tất cả các trường tiểu học đều được miễn học phí, học sinh học tại các trường tiểu học ở cơ sở giáo dục tư thục vẫn phải đóng học phí theo quy định của nhà trường. Nhà nước hỗ trợ một phần học phí cho học sinh tiểu học của các trường tư thục theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Bên cạnh đó phụ huynh cần chú ý, đối với các cơ sở giáo dục tư thục hay cơ sở giáo dục dân lập được quyền chủ động xây dựng mức học phí, các dịch vụ khác đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý. Các trường thực hiện công khai chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo và mức thu cam kết trong đề án thành lập trường. Mức thu được công khai rõ ràng cho từng cấp học, khóa học và năm học theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp nào được miễn học phí tiểu học?

Theo quy định học sinh học trường tiểu học công lập được miễn học phí tiểu học, thì còn có các trường hợp khác được miễn học phí tiểu học. Trong Điều 15, Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định rõ về đối tượng được miễn học phí trong đó có học sinh tiểu học. Theo đó học sinh tiểu học thuộc các trường hợp sau đây được miễn học phí tiểu học:

Các trường hợp được miễn học phí tiểu học

Phí quần áo đồng phục, phù hiệu

Hiện nay hầu hết các trường tiểu học cả công lập, dân lập và tư thục đều có đồng phục riêng cho học sinh và phí quần áo đồng phục, phù hiệu thường được thu vào đầu năm học. Việc mua đồng phục không bắt buộc từ nguồn nhất định, người học không bắt buộc phải mua mới đồng phục nhưng cần thực hiện quy định về việc mặc đồng phục.

Tiền quần áo đồng phục được thu trên cơ sở thỏa thuận giữa phụ huynh và nhà trường. Ngoài ra nguồn kinh phí cho việc mua, may, thuê, mượn đồng phục, lễ phục quy định tại Điều 9 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT. Theo đó kinh phí cho việc mua, may, thuê, mượn đồng phục, lễ phục lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của trường, đóng góp của học sinh và các nguồn thu hợp pháp khác và phải được minh bạch công khai thu chi.

Tham gia bán trú tại trường tiểu học là nhu cầu tự do lựa chọn của người học nhằm thuận lợi cho việc đi lại, thời gian học và sinh hoạt. Mức phí phục vụ bán trú tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa phụ huynh và nhà trường.

Khoản phí phục vụ bán trú bao gồm chi phí bữa ăn của học sinh tại trường, phí bồi dưỡng người trực tiếp chăm sóc, nhân viên phục vụ và cán bộ quản lý công tác bán trú; trang bị cơ sở vật chất như dụng cụ nấu bếp, giường chiếu, chăn màn…

Nhà trường không được phép thu các khoản thu nào?

Theo quy định tại Điều 10 thông tư 55/2011/TT-BGDĐT Ban đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm việc thu chi kinh phí theo nguyên tắc công khai, dân chủ; sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh không được quy định.

Ban đại diện thay mặt cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học những khoản thu như sau:

– Những khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện;

– Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo vệ bảo mật an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

Như vậy, nếu nhà trường vận động học sinh, sinh viên, phụ huynh đóng các khoản phí hỗ trợ nhà trường, tiếp sức các hoạt động mạnh thường quân trên nguyên tắc tự nguyện của học sinh, phụ huynh học sinh thì vẫn có thể thu. Nhiều trường đề xuất học sinh đóng thêm khoản đóng góp tự nguyện nhưng thực tế học sinh, phụ huynh học sinh phải đóng góp trên tinh thần bắt buộc để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường. Việc này gây ra nhiều trường trường tổ chức các khoản lạm thu, vì vậy ngăn cấm các khoản này để tránh tình trạng lạm thu xảy ra, gây bức xúc cho học sinh, phụ huynh học sinh.

Tổng hợp các khoản phí mà học sinh tiểu học bắt buộc phải tham gia và các khoản phí không thuộc nghĩa vụ đóng. Tùy vào địa phương, tùy vào từng thời điểm khác nhau sẽ có các mức đóng khác nhau theo thông báo của nhà trường.

Nhiều phụ huynh có con chuẩn bị vào cấp 1 băn khoăn học sinh tiểu học có phải đóng học phí không? The Dewey Schools sẽ cùng bạn đi tìm đáp án chính xác nhất ngay sau đây.