Đây là công cụ giúp tập viết đúng thứ tự các nét chữ Hán. Với mỗi chữ ngẫu nhiên được đưa ra dưới đây, bạn cần tô theo các nét theo đúng thứ tự.

Video học viết chữ thư pháp các nét cơ bản

Mọi chi tiết xin liên hệ: Hotline: 0989543912

Hoặc tại văn phòng Trung tâm Chinese Hà Nội.

Đây là lý do để hiện tượng chữ Hán, chữ Nôm được sử dụng lại nhiều hơn và theo đó, cộng đồng rất cần những thông tin thỏa đáng về dòng văn hóa chữ nghĩa cha ông, tránh những nhầm lẫn không nên.

Có thể là một thói quen khẩu ngữ ở nhiều người, khi nói đến việc xây cất các nhà thờ tộc họ, là đề cập văn hóa truyền thống, mà chữ Hán, chữ Nôm là một phần không thể thiếu.

Trên các biển đề ngoài cửa, các hoành phi, câu đối bên trong, rất nhiều gia đình, tộc họ ưa chọn thể hiện câu từ cổ, càng có nét xa xưa càng tốt. Theo đó, ý kiến phổ biến của nhiều người là nên viết chữ Hán Nôm với tên tuổi dòng tộc của mình, cũng như những lời chúc phúc tốt đẹp.

Tuy nhiên, thực tế quan niệm chữ Hán Nôm, chính là gộp chung hai nhóm ngôn ngữ chữ viết lại, là chữ Hán và chữ Nôm. Cần phân biệt rõ hai nhóm chữ này trong lịch sử ngôn ngữ Việt.

Bởi sự đô hộ ngàn năm của các chế độ phong kiến Trung Quốc và những ảnh hưởng với các chế độ phong kiến Việt Nam về sau, khi không lựa chọn được nền văn hóa ngôn ngữ, chữ viết nào tốt hơn, cha ông ta trước đây luôn dùng chữ Hán trong văn bản chữ nghĩa và dùng tiếng Việt trao đổi giao tiếp hàng ngày. Do đó, các văn bản cổ của người Việt đều viết bằng chữ Hán, theo ngữ pháp văn phong cổ và ngữ nghĩa đều dựa vào chữ Hán.

Tại các đền chùa miếu, nhà thờ tộc họ, bia ký…, văn chương chữ Hán cổ được sử dụng phổ biến. Cho nên, có thể nói các văn bản, bia ký thờ tự, hoành phi câu đối, liễn trướng thờ phụng của người Việt, là dùng chữ Hán với văn phong cổ.

Dĩ nhiên, để thuận tiện cho người Việt đọc hiểu đơn giản, nhất là cổ xúy giữ gìn tiếng Việt, cha ông ta đã sử dụng những chữ Hán quen thuộc ghi âm đọc tiếng Việt, từ đó tạo ra hệ thống chữ Nôm.

Chữ Nôm, phát âm trại kiểu giọng... Quảng Nam, chính là chữ Nam, nhưng được cha ông chế tạo bằng cách ghép chữ Nam (phương Nam) với bộ khẩu (miệng) đọc là Nam, hoặc Nôm.

Theo đó, chữ Nôm thực tế là chữ Hán, nhưng ghép lại, mượn âm đọc hoặc nghĩa chữ để tạo các từ tiếng Việt, đọc nghĩa tiếng Việt. Cho nên, khi một người nói viết chữ Nôm, tức là người đó viết chữ Hán nhưng đã được chế tác lại thành ghi âm đọc tiếng Việt, chỉ có người Việt đọc nghe mới hiểu.

Việc viết chữ Hán Nôm để thể hiện một biển đề trước cửa một nhà thờ tộc họ, vì thế chính là viết một dòng chữ Hán theo văn phong cổ và một dòng chữ Nôm ghi âm đọc theo nghĩa tiếng Việt.

Ví dụ, tộc họ Nguyễn Công muốn lập biển đề trước cửa nhà thờ, sẽ viết câu chữ Hán: “Nguyễn Công tộc từ đường” và kèm bên dưới là một câu chữ Nôm để giải nghĩa cho câu chữ Hán: “Nhà thờ họ Nguyễn Công”.

Như thế, nếu theo văn phong cũ, thì biển đề sẽ có hai dòng chữ này, nhìn qua tưởng đều là chữ Hán, song thực chất một dòng chữ Hán, còn một dòng chữ Nôm, cha ông ta khái quát gọi chung là biển đề chữ Hán Nôm.

Bởi hiện tại, tiếng Việt đã có bộ chữ viết ghi âm đọc latinh, quy định chung là chữ Quốc ngữ, nên việc học tập đã rất dễ dàng. Người Việt không còn phải dựa vào chữ Hán để viết chữ nghĩa nữa, lại càng không cần phải dùng chữ Hán ghi âm tiếng Việt để tạo chữ Nôm.

Các biển hiệu, hoành phi câu đối hiện nay, cũng đều có thể sử dụng chữ Quốc ngữ bằng chữ latinh ghi âm đọc tiếng Việt để thể hiện hai câu chữ Hán và chữ Nôm, chứ không cần hiển thị chữ Hán và chữ Nôm nữa.

Tuy nhiên, bởi đa số dòng tộc đều muốn bảo lưu văn hóa truyền thống, nên trên các biển đề, thường thể hiện một dòng chữ Hán theo văn phong cổ, ví dụ trường hợp “Nguyễn Công tộc từ đường”; và dòng chữ ở dưới sẽ viết bằng chữ Quốc ngữ, chứ không dùng chữ Nôm nữa: “Nhà thờ họ Nguyễn Công”.

Cách thể hiện này phải hiểu chính xác là phối hợp chữ Hán với chữ Quốc ngữ, không gọi là chữ Hán Nôm. Theo đó, người biết chữ Hán có thể đọc thấy dòng chữ Hán, còn các thế hệ hôm nay đều đọc được chữ Quốc ngữ để hiểu.

Cách thức biểu đạt các biển tên, hoành phi, câu đối chữ Hán và chữ Nôm đang phổ biến ở các tộc họ, nhà thờ, đình chùa được xây dựng hiện nay, cần được hiểu rõ như vậy, để tránh những tranh cãi không cần thiết về đề nghị viết chữ Hán Nôm.

Giảng viên trực tiếp dạy viết chữ Hán và Thư pháp

Ông: Hoàng V Lợi giám đốc trung tâm tiếng Trung Chinese