Cùng với đó, từ những kết quả đạt được trong 10 tháng qua, các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá cao sự phát triển và triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm; thị trường lao động phục hồi tích cực.

Đầu tư tiền vào các quỹ hưu trí

Một thông báo gần đây của Quỹ tài chính Nhật Bản: “Quỹ hưu trí đang thâm hụt 20 triệu yên” đã gây ra nhiều hoang mang trong dư luận. Nhưng nhờ đó mà Quỹ tài chính bắt đầu thực hiện và kêu gọi đầu tư. Do tính chất an toàn của một cơ quan nhà nước nên bắt đầu có nhiều người đầu tư vào Quỹ hưu trí. Thực tế này đã được Quỹ tài chính xác nhận.

Những người trẻ và cả những người đang ở độ tuổi trung niên trong thời gian còn có thể làm việc cần phải lên kế hoạch thật cẩn thận nếu muốn đảm bảo cho tương lai về già của mình.

Phố Wall có thể sẽ bị tác động đầu tiên nếu kịch bản chính phủ Mỹ vỡ nợ xảy ra. Ảnh: BusinessLIVE

Nhà kinh tế trưởng Mark Zandi tại công ty phân tích tài chính Moody’s Analytics nhận định rằng, không một khía cạnh nào của nền kinh tế toàn cầu có thể tránh khỏi hệ lụy khi chính phủ Mỹ vỡ nợ và cuộc khủng hoảng không được giải quyết nhanh chóng.

Và nếu tình trạng vỡ nợ của chính phủ Mỹ kéo dài lâu hơn nữa thì hậu quả sẽ còn khủng khiếp hơn nhiều. Chuyên gia Zandi ước tính, tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ giảm; 7,8 triệu việc làm của Mỹ sẽ biến mất; lãi suất vay sẽ tăng vọt; tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng từ mức 3,4% hiện tại lên mức 8% và sự sụt giảm của thị trường chứng khoán sẽ xóa sạch 10.000 tỷ USD tài sản hộ gia đình.

Điều đáng lo là rất nhiều hoạt động tài chính diễn ra với niềm tin rằng, nước Mỹ sẽ luôn có nghĩa vụ xử lý mọi rủi ro tài chính. Các khoản nợ của chính phủ Mỹ, từ lâu được coi là nền móng của hệ thống thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, một vụ vỡ nợ có thể phá vỡ thị trường nợ trái phiếu trị giá 24.000 tỷ USD, khiến thị trường tài chính đóng băng và gây ra một cuộc khủng hoảng quốc tế.

Giáo sư Eswar Prasad tại Đại học Cornell, đồng thời là thành viên cấp cao tại Viện Brookings (Mỹ) cho biết: “Vỡ nợ sẽ là một sự kiện thảm khốc, với những tác động không thể lường trước, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đối với thị trường tài chính toàn cầu và bản thân nước Mỹ”.

Mối đe dọa đã xuất hiện ngay khi nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với vô số các mối đe dọa từ lạm phát và lãi suất gia tăng đến những hậu quả liên tục của cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine. Trên hết, nhiều quốc gia đã trở nên hoài nghi về vai trò to lớn của Mỹ trong nền tài chính toàn cầu.

“Làn sóng xung kích” khắp toàn cầu

Nếu các bên không đạt nhất trí về giải pháp cho lần khủng hoảng trần nợ công hiện nay, viễn cảnh tồi tệ chưa từng xảy ra trong lịch sử Mỹ sẽ xuất hiện và gây ra hậu quả có thể rất lớn bởi xứ cờ hoa đang là nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Nhiều quốc gia bảo vệ tài chính của họ bằng cách mua một lượng lớn trái phiếu chính phủ Mỹ, vốn được nhiều người coi là một trong những tài sản an toàn nhất trên thế giới. Nhưng việc vỡ nợ có thể làm giảm giá trị của những trái phiếu đó, làm tổn hại đến dự trữ của nhiều quốc gia. Điều đó thậm chí sẽ làm các quốc gia vốn chìm trong nợ nần càng thêm rối ren, trong bối cảnh việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất trong năm qua để kiềm chế lạm phát đã làm xói mòn giá trị trái phiếu chính phủ Mỹ mà nhiều quốc gia nắm giữ.

Chuyên gia Maurice Obstfeld tại Viện Kinh tế quốc tế Peterson cho biết: “Nếu độ tin cậy của kho bạc Mỹ bị suy giảm vì bất kỳ lý do gì, thì nó sẽ gây ra làn sóng xung kích khắp hệ thống tài chính, và gây ra những hậu quả to lớn đối với tăng trưởng toàn cầu”.

Trái phiếu kho bạc được sử dụng rộng rãi làm tài sản thế chấp cho các khoản vay, như một “bộ đệm” chống lại tổn thất của ngân hàng, như một thiên đường trú ẩn an toàn và là nơi để các ngân hàng trung ương dự trữ ngoại hối.

Trong tất cả các khoản dự trữ ngoại hối do các ngân hàng trung ương trên thế giới nắm giữ, đồng USD chiếm 58%. Đứng thứ 2 là đồng Euro chiếm 20%. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc chỉ chiếm dưới 3%.

Các nhà nghiên cứu tại Fed đã tính toán rằng, từ năm 1999 đến 2019, 96% giao dịch ở châu Mỹ được lập hóa đơn bằng đồng USD. Ở những nơi khác ngoài châu Âu, nơi đồng Euro thống trị, đồng bạc xanh chiếm 79% các giao dịch thương mại.

Tiền tệ của Mỹ đáng tin cậy đến mức các thương nhân ở một số nền kinh tế không ổn định yêu cầu thanh toán bằng USD, thay vì tiền tệ của quốc gia họ. Ví dụ tại các bến cảng ở Colombo, các lô hàng chất đống vì các nhà nhập khẩu không có USD để thanh toán cho các nhà cung cấp.

Tương tự như vậy, nhiều cửa hàng và nhà hàng ở Lebanon, nơi lạm phát gia tăng và đồng tiền sụt giá, đang yêu cầu thanh toán bằng USD. Năm 2000, Ecuador đã đối phó với một cuộc khủng hoảng kinh tế bằng cách thay thế đồng tiền của mình, đồng sucre, bằng đồng USD - một quá trình được gọi là “USD hóa”.

Trên hết, vấn đề về trần nợ công chắc chắn sẽ làm dấy lên câu hỏi về sức mạnh tài chính to lớn của Mỹ và đồng bạc xanh.

Ngay cả khi một cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ Mỹ, đồng bạc xanh luôn là nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư. Đó là những gì đã xảy ra vào cuối năm 2008, khi sự sụp đổ của thị trường bất động sản Mỹ đã lật đổ hàng trăm ngân hàng và công ty tài chính, bao gồm cả Lehman Brothers hùng mạnh một thời. Giá trị của đồng USD tăng vọt.

Nếu Mỹ vượt qua giới hạn nợ mà không giải quyết được tranh chấp và Bộ Tài chính không trả được nợ, đồng bạc xanh sẽ một lần nữa tăng giá. Các nhà đầu tư toàn cầu sẽ không biết phải đi đâu ngoại trừ nơi họ luôn đến khi có khủng hoảng và đó là Mỹ”.

Nhưng thị trường kho bạc có thể sẽ bị tê liệt. Thay vào đó, các nhà đầu tư có thể chuyển tiền vào các quỹ thị trường tiền tệ của Mỹ hoặc trái phiếu của các tập đoàn hàng đầu của xứ cờ hoa.

Đồng USD mặc dù vẫn chiếm ưu thế trên toàn cầu, nhưng đã mất điểm trong những năm gần đây khi nhiều ngân hàng, doanh nghiệp và nhà đầu tư chuyển sang sử dụng đồng Euro của Liên minh châu Âu (EU) và đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Đồng USD tăng giá có thể gây ra khủng hoảng ở nước ngoài bằng cách rút vốn đầu tư ra khỏi các quốc gia khác và làm tăng chi phí trả các khoản vay bằng đồng USD; đặc biệt là việc Mỹ sử dụng sức mạnh của đồng USD để áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính đối với các quốc gia khác cũng.

Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có lựa chọn thay thế nào xuất hiện. Đồng Euro hay đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đều chưa thể thay thế được đồng USD.

Trong bối cảnh đó, nhiều nghị sĩ Đảng Dân chủ đã kêu gọi Tổng thống Joe Biden kích hoạt Tu chính án thứ 14 trong Hiến pháp Mỹ để giúp đất nước thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ. Đây không phải lần đầu tiên mà Tu chính án thứ 14 được nhắc tới. Cựu tổng thống Barack Obama từng hai lần cân nhắc kích hoạt Tu chính án thứ 14 trong nhiệm kỳ của mình khi Hạ viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát lúc đó đã suýt đưa Mỹ đến bờ vực vỡ nợ.

Chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa là hạn chót Quốc hội Mỹ phải nâng trần nợ công nếu không muốn nước này vỡ nợ. Đến thời điểm này, chưa có tín hiệu nào cho thấy trần nợ công của Mỹ sẽ sớm được nâng. Nguy cơ vỡ nợ và chính phủ Mỹ tạm đóng cửa đang rất cao.

Hãng dự báo và phân tích tình hình kinh tế Oxford Economics tính toán, Bộ Tài chính Mỹ vẫn có thể đủ tiền chi tiêu cho chính phủ đến hết nửa đầu của tháng 6, nhưng đó là với điều kiện không có bất thường xảy ra.

Dù thừa nhận việc chính phủ Mỹ có thể vỡ nợ, nhưng nhiều nhà phân tích đánh giá nguy cơ này không cao vì viễn cảnh đó không có lợi cho bất kỳ bên nào. Theo họ, đàm phán nâng trần nợ công đã bị biến thành “vũ khí chính trị” của các đảng phái Mỹ và rằng Đảng Cộng hòa sau cùng có thể chấp nhận tăng giới hạn nợ sau khi nhận được sự nhượng bộ nào đó của Tổng thống Joe Biden và Đảng Dân chủ.

Trong quá khứ, các nhà lãnh đạo chính trị của Mỹ thường tìm cách thoát nâng trần nợ trước khi quá muộn. Theo thống kê, Quốc hội Mỹ đã tăng, sửa đổi hoặc gia hạn giới hạn vay 78 lần kể từ năm 1960, gần đây nhất là vào năm 2021.

MINH ANH (theo AP, Reuters, The Washington Post, CBS News)

Bước sang năm 2020, từ khoá “Olympic Tokyo 2020” càng được quan tâm nhiều hơn. Nhưng các bạn có biết ở Nhật từ khoá “Vấn đề 2025” cũng đang rất thịnh hành không? 2025, tức là sau Olympic chỉ có 5 năm thôi. Vấn đề gì sẽ xảy ra vào năm này? Đó là năm đánh dấu tốc độ già hoá không phanh của xã hội Nhật Bản. Năm mà các mặt thiết yếu của đời sống như cơ sở chăm sóc y tế và điều dưỡng Nhật Bản - hộ lý cũng như chi phí an sinh xã hội đều phát sinh vấn đề nghiêm trọng. Thực sự chuyện gì sẽ xảy ra vào năm 2025?

Ảnh: https://tenki.jp/suppl/m_nakamura

Hiện nay dân số Nhật Bản là 126 triệu người. Năm 2008 dân số Nhật Bản đạt mức kỷ lục rồi từ đó bắt đầu giảm dần. Số lượng người già trên 65 tuổi hiện nay đang tiếp tục tăng. Theo tính toán, năm 2025 sẽ đạt 36,570,000 người. Năm 2042 sẽ là 38,780,000 người. Đến năm 2025, những người sinh vào thời kỳ bùng nổ dân số sẽ đạt 75 tuổi và chiếm 18% dân số Nhật Bản, tương đương 21,790,000 người. Đồng nghĩa với việc nước Nhật đang bước vào thời kỳ già hoá nhanh một cách chóng mặt.

Tuổi nghỉ hưu ở Nhật là 65. Khi đến tuổi 75, nhu cầu dịch vụ chăm sóc, điều dưỡng Nhật Bản, hộ lý dành cho người già cũng tăng theo. Các vấn đề an sinh xã hội như lương hưu, chăm sóc y tế, chăm sóc hộ lý, và phúc lợi xã hội cũng sẽ theo số lượng người già tăng mà tăng theo. Chi phí an sinh xã hội trong vòng 20 năm qua đã tăng gấp 2 lần.

Ảnh: https://tenki.jp/suppl/m_nakamura

Năm 1965: cứ 1 người cao tuổi thì có 9,1 người trong độ tuổi làm việc (20~64 tuổi)

Năm 2012: cứ 1 người cao tuổi thì có 2,4 người trong độ tuổi làm việc (20~64 tuổi)

Năm 2050: cứ 1 người cao tuổi thì có 1,2 người trong độ tuổi làm việc (20~64 tuổi)

Thập niên 60 ở Nhật là thời kỳ lý tưởng của 1 xã hội đảm bảo đủ số lượng người trong độ tuổi lao động. Nhưng hiện trạng xã hội thay đổi như hình trên cho chúng ta thấy vào năm 2050 cứ 1 người trong độ tuổi lao động sẽ phải gánh trên lưng một người cao tuổi. Chi phí an sinh xã hội hiện nay bao gồm đóng góp từ tiền bảo hiểm xã hội của người đi làm và quỹ của nhà nước và địa phương. Những người sinh trong thời kỳ bùng nổ dân số sẽ nhận được khoản an sinh này. Nhưng tỷ lệ sinh giảm sẽ dẫn đến chi phí an sinh xã hội bị giảm. Nghĩa là gánh nặng bảo đảm quỹ an sinh đang đè nặng lên vai của chính phủ và các cơ quan địa phương.

Tình trạng này tiếp tục diễn ra sẽ dẫn đến vỡ quỹ an sinh xã hội và không đảm bảo cuộc sống cho người dân. Đây là một thách thức cho chính phủ Nhật và cũng là đề tài bàn tán rất nhiều trong những năm gần đây vì cái mốc năm 2025 đã sắp cận kề.

Ảnh: https://tenki.jp/suppl/m_nakamura

Vấn đề không chỉ nằm ở chi phí an sinh xã hội, nhân lực trong ngành y tế cũng như điều dưỡng Nhật Bản đang thiếu hụt trầm trọng. Như đã nói ở trên, số lượng người trong độ tuổi lao động tương ứng với 1 người cao tuổi càng giảm thì càng có nhiều vấn đề trong xã hội phát sinh. Từ tháng 8 năm 2017 chi phí chăm sóc y tế đắt đỏ dành cho người trên 70 tuổi đã tăng nhiều hơn so với bình thường do không có đủ nhân lực đáp ứng nhu cầu.

Đối mặt với vấn đề cơ sở chăm sóc y tế và thiếu hụt nhân lực hiện tại, chính phủ đang thực hiện các phương án như là khuyến khích người dân sử dụng các phòng khám gần nơi ở của mình chứ không cần đến các bệnh viện lớn, hoặc giảm tải cho các bệnh viện lớn bằng cách thuyên chuyển bệnh nhân nhẹ về các bệnh viện tuyến cơ sở, hay tăng cường các dịch vụ chăm sóc tại nhà. Ngoài ra chính phủ cũng đưa ra chỉ đạo cho các cơ sở điều dưỡng Nhật Bản tích cực thúc đẩy tăng cường sức khỏe cộng đồng, phòng chống dịch bệnh và nghiên cứu các phương pháp phát hiện bệnh sớm.