Định Hướng Nghề Nghiệp
Bên cạnh việc học hỏi về kiến thức chuyên môn, một người làm Truyền thông tốt cần có những tố chất – kỹ năng sau:
Gmail: [email protected]
Ngành Truyền thông là một nhóm ngành khá rộng lớn được xem như là cánh cửa mở ra thế giới kết nối trong dòng chảy thông tin vô tận, một lĩnh vực đòi hỏi đầy tính sáng tạo và sự năng động. Để theo đuổi ngành Truyền thông thì phải có định hướng nghề nghiệp ngành Truyền thông rõ ràng – nên đi theo lĩnh vực nào? Cần có những kỹ năng gì? Hay học truyền thông sau này làm gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!
Tiềm năng ngành Truyền thông trong thời đại mới
Ngành truyền thông là sân chơi lớn đầy tiềm năng cho những ai khát khao sự sáng tạo, đam mê kết nối, tìm tòi, tổng hợp, phân tích,… để tạo ra những điều mới mẻ và khác biệt. Ngành Truyền thông cũng đang là xu thế phát triển thành một “siêu ngành” trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay dẫn đến nhu cầu việc làm trong ngành này ngày càng lớn. Nhưng bạn không nên chạy theo xu hướng, bạn phải có định hướng nghề nghiệp ngành Truyền thông rõ ràng để có thể xác định được lĩnh vực phù hợp với bản thân nhất, từ đó dễ dàng “xuôi theo dòng” tiềm năng mà ngành này đem lại. Những tiềm năng nổi bật của ngành đó là:
Ngành Truyền thông đang phát triển mạnh mẽ với thị trường rộng mở, nên ngành này luôn đòi hỏi một lượng lớn nguồn nhân lực giỏi. Do đó, các nhà tuyển dụng tại các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay sẵn sàng chi trả mức lương cao, đãi ngộ tốt để có thể chiêu mộ các ứng viên Truyền thông giỏi về công ty của mình.
Học Truyền thông Đa phương tiện tại VinUni có gì khác biệt?
Trường đại học VinUni cung cấp chương trình Cử nhân Truyền thông Đa phương tiện tại Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng với những điểm khác biệt mà rất ít trường nào có được:
Học cử nhân Truyền thông Đa phương tiện tại VinUni có rất nhiều điều khác biệt.
Ngành Truyền thông là ngành học có sự bao quát rộng, chuyên ngành đa dạng và rất nhiều cơ hội việc làm. Mong rằng, bài viết đã giúp bạn có cái nhìn sâu rộng cũng như hiểu rõ hơn về định hương nghề nghiệp ngành Truyền thông – nên đi theo lĩnh vực nào? và tương lai việc làm sau này.
Có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau
Với ngành Truyền thông, các bạn sinh viên có nhiều sự lựa chọn công việc, lĩnh vực hơn so với những ngành khác. Các bạn có thể theo chuyên ngành mà mình muốn như: truyền thông quảng cáo, Marketing, truyền thông trực tuyến và hình ảnh, sản xuất phim và video, truyền thông thương mại điện tử và nhiều ngành khác.
Một số lĩnh vực chính trong ngành Truyền thông
Truyền thông là ngành học rất đa dạng, có tính chất liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Một số lĩnh vực chính trong các ngành Truyền thông như sau:
Công việc có tính linh động cao
Tính linh động của ngành Truyền thông siêu cao. Khi theo đuổi ngành này, bạn có thể làm việc tại bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào, chỉ cần có internet và đúng tiến độ công việc. Bạn có thể làm việc cho các công ty trong nước hoặc nước ngoài, có thể chọn làm ở nhà hoặc đến môi trường công sở.
Hiện nay, có rất nhiều bạn sinh viên, khi còn chưa ra trường đã có thể làm thêm theo con đường làm freelancer cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Do đó ta có thể nhận thấy, với ngành Truyền thông, chúng ta không phải quá lo lắng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm.
Tính linh động cao là một trong những tiềm năng của ngành Truyền thông trong thời đại mới.
Việc không có định hướng nghề nghiệp có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các yếu tố cá nhân, xã hội và hệ thống giáo dục. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này:
Chưa nhận thức rõ về bản thân: Chưa hiểu rõ về sở thích, điểm mạnh, điểm yếu và kỹ năng cá nhân.
Thiếu thông tin và trải nghiệm thực tế: Chưa nắm rõ được các ngành nghề, thị trường lao động và các kỹ năng cần thiết cho công việc. Chưa có cơ hội trải nghiệm các ngành nghề
Áp lực thi cử: Tập chung vào điểm số.
Học Truyền thông ra có thể làm những nghề gì?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Truyền thông, khi ra trường có rất nhiều cơ hội việc làm để lựa chọn. Trong đó, một số ngành bạn có thể làm như sau:
Truyền thông là ngành học có tính chất liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau do đó cơ hội việc làm cũng rất đa dạng.
Định Hướng Nghề Nghiệp Là Gì? Tại Sao Cần Định Hướng Nghề Nghiệp
Người đăng: Du học Haru - 11/09/2024
Truyền thông văn hóa – nghệ thuật
Truyền thông văn hóa – nghệ thuật tạo ra các hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của mỗi vùng miền, đất nước. Mục tiêu là giúp cộng đồng nâng cao sự hiểu biết và quan tâm đối với các loại hình văn hóa – nghệ thuật.
Truyền thông giáo dục là một hoạt động truyền tải kiến thức và thông tin về giáo dục đến học sinh, giáo viên, phụ huynh và các nhà quản lý giáo dục. Truyền thông giáo dục được thực hiện qua nhiều kênh, phương tiện truyền thông khác nhau như đài phát thanh, đài truyền hình, sách báo, mạng xã hội, trang web giáo dục,…
Hình thức truyền thông này hướng đến mục tiêu: góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, kích thích sự quan tâm và ham muốn học tập của học sinh sinh viên cả nước; giới thiệu những phương pháp giảng dạy hay, mới và hiệu quả; giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm trong giáo dục; tạo ra một môi trường giáo dục tốt hơn và nâng cao nhận thức cũng như ý thức về giáo dục trong cộng đồng.
Truyền thông doanh nghiệp là việc thực hiện các hoạt động nhằm định hướng hình ảnh, truyền tải, xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Đối tượng mục tiêu có thể là nội bộ cũng có thể là bên ngoài doanh nghiệp, trong cộng đồng, xã hội.
Truyền thông phát thanh, truyền hình
Truyền thông phát thanh, truyền hình bao gồm các hoạt động sản xuất và phát sóng nội dung qua các kênh truyền hình và radio. Đây là nơi đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các thông tin, giáo dục và giải trí một cách tích cực tới với mọi người. Các nội dung được phát sóng trên truyền hình và radio gồm tin thời sự, tin tức, chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa, thể thao, giải trí…
Truyền thông Quốc tế là truyền tải thông điệp vượt khỏi phạm vi quốc gia. Người làm Truyền thông Quốc tế mang trong mình trách nhiệm phải sáng tạo và phát triển thông điệp toàn cầu một cách hiệu quả. Để đảm bảo được việc đó, buộc người học phải có sự am hiểu sâu sắc về bối cảnh văn hóa, xã hội của nhiều quốc gia khác nhau để có thể ứng dụng vào công việc.
Truyền thông tiếp thị là các công việc quảng bá về sản phẩm, dịch vụ và xây dựng thương hiệu của công ty, doanh nghiệp. Đây là một mảng khá quan trọng để gây dấu ấn thương hiệu với người tiêu dùng sản phẩm, thúc đẩy doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.
Truyền thông xã hội sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, LinkedIn, Threads… để chia sẻ các thông tin, nội dung, ý kiến thông qua mọi tương tác của người dùng. Người làm mảng này cần có sự am hiểu về hành vi, xu hướng của người dùng mạng xã hội để tạo các nội dung chất lượng và phù hợp với nhu cầu của người xem.
Truyền thông xã hội sử dụng đa dạng các nền tảng mạng xã hội.