Đạo Trung Quốc Cấm
Vũ đạo hay còn gọi chính xác đầy đủ là nghệ thuật múa Trung Hoa Cổ có từ thời rất xa xưa trong đời sống sinh hoạt dân gian ở Trung Quốc cổ đại. Nghệ thuật múa này ban đầu là để phục vụ các sinh hoạt trong lao động sau đó được dùng trong các nghi lễ truyền thống trong dân gian và cả trong các nghi lễ tôn giáo.
Không gội đầu vào ngày đầu năm mới
Cũng giống như Việt Nam, ngày Tết cổ truyền đối với người Trung Quốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chính vì lẽ đó mà những hoạt động hay việc làm trong những ngày này rất được mọi người chú trọng. Trong số đó, việc cấm gội đầu vào ngày đầu năm mới được xem là một hành động kiêng kỵ tại quốc gia này. Bởi trong tiếng Trung Quốc, từ “tóc” là “phát”, cùng âm đọc với từ “phát tài”. Nếu gội đầu sẽ đồng nghĩa với “gội sạch tiền tài”, gột rửa hết vận may, tài lộc của bản thân. Điều cấm kỵ này của Trung Quốc đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến một số quốc gia khác trong khu vực, trong đó có thể kể đến Việt Nam.
Du khách khi đi tour Trung Quốc nên tránh đội mũ có màu xanh lá cây. Sở dĩ có phong tục này là bởi trong tiếng Trung, chữ “đội mũ xanh” phát âm giống với chữ ‘cắm sừng’ nên người dân kiêng không đội mũ có màu này. Ngoài ra, việc tặng mũ cho người khác cũng bị coi là điều cấm kỵ tại quốc gia này. Dựa theo nghi thức tang lễ của người dân Trung Quốc, những người tham gia sẽ mặc trang phục có màu trắng và đội mũ có chóp nhọn. Vì vậy việc tặng mũ chính là biểu thị cho những điều xui xẻo, không tốt đẹp sắp xảy đến.
Từ “ô” trong tiếng Quảng Đông có phát âm gần giống với từ “chia xa”. Vì thế, việc sử dụng ô để làm quà tặng cho người khác sẽ khiến nhiều người hiểu lầm là mình không muốn gặp mặt họ nữa. Đặc biệt, đây cũng là món quà kiêng kị nhất đối với các cặp đôi tình nhân.
Bên cạnh ô thì đồng hồ cũng là món quà tặng cấm kỵ nhất trong quan niệm văn hóa Trung Hoa. Bởi trong tiếng Quảng Đông, hành động tặng đồng hồ đồng âm với cụm từ “món quà kết thúc”, hay có thể hiểu là món quà dành cho người đã khuất. Nhớ đừng tặng đồng hồ cho người Trung Quốc để tránh những hiểu lầm không đáng có bạn nhé!
Trong tiếng Trung Quốc, số 4 được đọc là “tứ”, gần giống với từ "tử", mang nghĩa chỉ cái chết. Vì thế, người dân nước này hạn chế sử dụng số 4 gần như là tuyệt đối ở nhiều nơi. Đó cũng là lý do vì sao khi đến Trung Quốc tham quan, du khách sẽ không tìm thấy tầng 4 trong thang máy, thay vào đó là chữ cái tiếng Anh "F" thay thế.
Ngược lại, nếu quà tặng mà đi kèm theo số 8, chẳng hạn như một bộ có 8 tách trà, thì lại được xem là một điềm tốt. Bởi trong quan niệm của người dân Trung Hoa, số 8 là một con số vô cùng may mắn, tượng trưng cho sự thịnh vượng. Âm của số 8 trong tiếng Trung được đọc là “bát”, nếu đọc chệch đi sẽ tương tự như chữ “phát”, với ý nghĩa giàu sang, phát đạt.
Việc rưới thêm ít nước tương lên cơm hay đồ ăn là một việc làm hết sức quen thuộc và bình thường tại Việt Nam nếu cảm thấy món ăn chưa vừa miệng. Tuy nhiên, khi thưởng thức ẩm thực tại Trung Quốc, du khách tuyệt đối không nên làm việc này. Đây được xem là một hành vi thiếu tôn trọng đối với những người đầu bếp, đặc biệt tại các nhà hàng, quán ăn sang trọng. Những người đầu bếp đã vất vả và kỳ công để làm ra những món ăn thơm ngon, hấp dẫn phục vụ cho bạn. Vì thế bạn không nên rưới thêm nước tương lên cơm của mình dù là do bạn thật sự không hài lòng với hương vị món ăn hay chỉ đơn giản là thói quen ăn uống.
Khác với một số quốc gia khác trên thế giới, du khách không nên sử dụng tiền tip cho nhân viên phục vụ khi sử dụng các dịch vụ tại Trung Quốc. Đưa tiền tip cho nhân viên tại nhà hàng, khách sạn,... được người Trung Hoa xem như là một hành động thất lễ. Nếu du khách vẫn cố tình làm điều này tại đây có thể sẽ khiến người khác có cái nhìn không mấy thiện cảm về mình đấy!
Trên đây là thông tin về một số điều cấm kỵ phổ biến nhất trong văn hóa Trung Quốc mà Top Ten Travel muốn chia sẻ đến các bạn. Trung Quốc là một quốc gia có lãnh thổ rộng lớn, lịch sử phát triển lâu đời, bề dày văn hóa đồ sộ, vì thế vẫn còn rất nhiều những điểm khác biệt trong đời sống. Do đó để tránh những hiểu lầm không đáng có và có một chuyến du lịch trọn vẹn, du khách nên tìm hiểu trước về văn hóa địa phương ở vùng đất mà mình sắp ghé thăm.
Bên cạnh những điểm cần lưu ý kể trên, văn hóa Trung Quốc vẫn còn rất nhiều điều thú vị và bổ ích chờ đợi du khách đến khám phá đấy. Còn chần chừ gì nữa mà không nhanh tay đăng ký tour du lịch Trung Quốc giá tốt trọn gói tại Top Ten Travel để nhận được thêm nhiều ưu đãi hấp dẫn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ với Top Ten Travel thông qua số hotline: 0901.330.018 bạn nhé!
Khi du lịch đến một quốc gia nào, việc hiểu và tuân thủ các quy tắc và quy định địa phương là rất quan trọng. Bạn đã bao giờ tự hỏi về những điều cấm kỵ tại Trung Quốc mà du khách nên biết? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những điều mà du khách nên tránh và những quy định cần tuân thủ khi đến Trung Quốc. Từ vấn đề về văn hóa và tôn giáo đến các quy định về an ninh và bảo mật, hãy cùng tìm hiểu để bạn có một chuyến du lịch vui vẻ và tôn trọng văn hóa địa phương tại Trung Quốc.
Xúc phạm nền văn hóa địa phương
Người dân Trung Quốc đặc biệt coi trọng văn hóa nước nhà. Vì thế dù là vô tình hay cố ý thì việc xúc phạm nền văn hóa địa phương tại Trung Quốc cũng sẽ chịu những hình phạt khá nặng. Do đó khi đi tour du lịch Trung Quốc, khách tham quan cũng nên chú ý đến những nét văn hóa trong sinh hoạt và ứng xử của người dân ở từng địa phương, từng địa điểm du lịch cụ thể để điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp.
Đôi đũa là một dụng cụ ăn uống truyền thống của Trung Quốc. Ngoài việc sử dụng để gắp thức ăn trong các bữa ăn, đũa còn có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với người dân nước này. Theo nghi thức trong tang lễ từ xa xưa, người Trung Hoa thường dùng đũa để cắm lên trên những bát cơm cúng dành cho người đã khuất. Vì thế, nếu được người dân mời dùng bữa tại nhà, du khách tuyệt đối không được phép cắm đũa lên bát cơm, cũng như không dùng đũa để chỉ trỏ vào người khác trong lúc dùng cơm. Đây là điều tuyệt đối cấm kỵ ở Trung Quốc. Thay vào đó nên đặt hai chiếc đũa nằm song song ngay ngắn trên bát cơm hoặc trên bàn. Ngoài ra, người dân Trung Quốc còn kiêng kỵ việc sử dụng đũa để gõ lên bàn hay chơi đùa trong bữa ăn.
Mạng xã hội bị cấm tại Trung Quốc
Trung Quốc áp dụng một hệ thống kiểm soát mạng rất nghiêm ngặt và một số mạng xã hội quốc tế đã bị chặn hoặc bị cấm hoạt động trong nước. Cụ thể, các mạng xã hội lớn như Facebook, Twitter, Instagram và YouTube không thể truy cập trực tiếp từ Trung Quốc mà cần sử dụng một công nghệ VPN (Virtual Private Network) để vượt qua kiểm soát mạng.
Facebook: Facebook đã bị cấm hoàn toàn tại Trung Quốc từ năm 2009. Trước khi bị cấm, Facebook từng là một trong những mạng xã hội phổ biến nhất ở Trung Quốc.
Twitter: Twitter cũng đã bị cấm tại Trung Quốc từ năm 2009. Các nỗ lực của chính phủ Trung Quốc để kiểm soát và lọc nội dung trên Twitter đã dẫn đến quyết định cấm truy cập vào trang web này.
YouTube: YouTube bị cấm tại Trung Quốc từ năm 2009 do nhiều lý do, bao gồm sự kiểm soát nội dung và lo ngại về truy cập thông tin ngoại quốc.
Instagram: Instagram bị chặn tại Trung Quốc từ năm 2014 sau khi trở nên ngày càng phổ biến. Mặc dù vẫn có thể truy cập thông qua một số công nghệ vượt tường lửa, nhưng việc sử dụng Instagram tại Trung Quốc vẫn gặp nhiều hạn chế.
WhatsApp: WhatsApp đã bị chặn tại Trung Quốc từ cuối năm 2017, dường như do một số biện pháp chống cải cách của chính phủ Trung Quốc.
Thay vào đó, Trung Quốc có một hệ thống mạng xã hội nội địa phát triển mạnh mẽ, bao gồm các nền tảng như WeChat, Weibo và QQ. Các dịch vụ này cung cấp chức năng tương tự như các mạng xã hội quốc tế, như chia sẻ tin tức, gửi tin nhắn, chia sẻ hình ảnh và video, tạo blog và kết nối với người dùng khác.
Việc cấm mạng xã hội quốc tế là một phần của chính sách kiểm soát thông tin và quyền riêng tư của chính phủ Trung Quốc. Chính phủ có mục tiêu kiểm soát nội dung trực tuyến và đảm bảo rằng các nền tảng truyền thông xã hội tuân thủ các quy định và quy tắc nội địa.
Vậy là với bài viết trên bạn có thể phần nào hiểu thêm về những điều cấm kỵ tại Trung Quốc. Việc hiểu và tuân thủ các quy định và nguyên tắc tôn giáo, văn hóa và pháp luật là điều cần thiết khi sống hoặc du lịch tại Trung Quốc. Chúc bạn có một trải nghiệm an toàn và đáng nhớ nhất trong chuyến đi đến Trung Quốc nhé.