Trong mỗi mùa tuyển sinh áp lực của thí sinh là do chính bản thân thí sinh tạo ra đầu tiên. Các bạn luôn đặt nặng vấn đề phải thi cho bằng đỗ, tham gia xét tuyển cho bằng được nên dễ dàng bị căng thẳng ngay từ giây phút ban đầu khiến cho sức chiến đấu của bạn không còn bền bỉ. Cách đơn giản nhất để bạn loại bỏ đi được những gánh nặng này đó là nghĩ thoáng lên một chút, hãy suy nghĩ rằng đây chỉ là một kỳ thi bình thường chỉ cần cố gắng hết sức và chăm chỉ học tập thì sẽ qua. Vào đại học hay không cũng không phải là con đường duy nhất giúp bạn trưởng thành, thành công. Thay vì ngồi đó lo lắng hãy chú tâm vào ôn luyện, học tập.

Phân bổ thời gian học tập – nghỉ ngơi điều độ

Do áp lực từ các kỳ thi quá lớn, không ít thí sinh đã quên mất việc cho bản thân nghỉ ngơi. Không khó tìm thấy những trường hợp thí sinh vì quá mải ôn tập mà bị sút ký, suy nhược cơ thể và thậm chí ngất xỉu. Do đó, chế độ nghỉ ngơi hợp lý là yếu tố rất quan trọng mà sĩ tử nên lưu ý trong giai đoạn ôn thi.

Lời khuyên dành cho các sĩ tử đó là cần cân đối, phân bổ thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý để có được sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái. Khoa học cũng chứng minh rằng khi cơ thể khỏe mạnh bạn sẽ tập trung tốt hơn và ghi nhớ mọi thứ cũng hiệu quả hơn.

Lựa chọn phương thức xét tuyển sớm – giảm bớt áp lực điểm thi tốt nghiệp THPT

Bên cạnh áp lực nặng nề về điểm số, kỳ thi nào cũng đều ghi nhận những trường hợp “học tài thi phận” đáng tiếc đến từ các nguyên nhân khách quan như tâm lý căng thẳng, yếu tố sức khỏe, may mắn… Dù tồn tại từ lâu nhưng thực trạng này đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, do mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các thí sinh có cùng nguyện vọng ngày một lớn. Do đó, phương thức xét tuyển sớm với kết quả học bạ THPT tiếp tục phát huy lợi thế, giúp thí sinh bớt đi phần nào áp lực học tập và thi cử để an tâm tập trung ôn luyện.

Bạn Nguyễn Hoàng Phúc – học sinh lớp 12 tại Hà Nội chia sẻ: “Để giảm áp lực trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, em đăng ký xét học bạ THPT vào ngành Công nghệ Thông tin tại Trường Đại học CMC ngay từ đợt 1 và đã nhận thông báo trúng tuyển sớm. Vì thế em cảm thấy vô cùng tự tin, thoải mái trước kỳ thi tốt nghiệp THPT.”

Trong phương án tuyển sinh năm 2023, Trường Đại học CMC dự kiến tổ chức 5 đợt xét tuyển sớm bằng kết quả học bạ. Là trường đại học định hướng quốc tế, được đầu tư bởi Tập đoàn Công nghệ CMC, ngay từ những ngày đầu nhận hồ sơ xét tuyển học bạ, Trường Đại học CMC đã nhận được hàng nghìn hồ sơ xét tuyển.

Việc mở rộng phương thức xét tuyển tại Trường Đại học CMC sẽ giúp thí sinh có thêm cơ hội lựa chọn chủ động. Nếu các bạn có học bạ “đẹp” dàn đều ở các môn thì có thể xét tuyển kết quả 3 học kỳ. Trong trường hợp các thí sinh dồn sức cho một số môn thế mạnh thì có thể lấy tổng điểm trung bình của 3 môn học này để xét tuyển. Như vậy, dù chưa có điểm thi tốt nghiệp THPT, học sinh lớp 12 vẫn có thể vững vàng “chắc suất” vào đại học bằng chính quá trình nỗ lực ở bậc phổ thông của mình.

Hiện tại, đợt cuối cùng của phương thức xét tuyển sớm bằng học bạ THPT tại Trường Đại học CMC đang diễn ra từ ngày 01/06 đến hết 30/06/2023. Thí sinh có thể xét tuyển học bạ theo 2 hình thức là xét tổng điểm trung bình lớp 12 theo tổ hợp 3 môn học và xét kết quả 3 học kỳ THPT (gồm HK1, HK2 năm lớp 11 và HK1 năm lớp 12) với tổng điểm tối thiểu là 20 điểm, tùy ngành đào tạo.

Năm 2023, Trường Đại học CMC (mã trường: CMC) tuyển sinh 1.300 sinh viên đại học chính quy cho 06 ngành đào tạo: Công nghệ Thông tin, Khoa học Máy tính, Quản trị Kinh doanh, Thiết kế Đồ họa, Ngôn ngữ Nhật và Ngôn ngữ Hàn Quốc.

Thí sinh trúng tuyển vào Trường Đại học CMC tại vị trí nguyện vọng 1 khi đăng ký trên Bộ GD&ĐT sẽ nhận được ưu đãi giảm 20% học phí năm Nhất, thí sinh trúng tuyển tại nguyện vọng 2, 3 được giảm 10% học phí năm Nhất. Ưu đãi được áp dụng cho học phí học kỳ 1, 2, 3 của năm học đầu tiên và không bao gồm học phí tiếng Anh (nếu có). Thông tin chi tiết xem tại trang: https://cmcu.edu.vn/hoc-phi/

Tỷ giá hạ nhiệt 4 tuần liên tiếp

Cuối tuần qua, tỷ giá tại các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm mạnh, nối dài chuỗi giảm 4 tuần liên tiếp kể từ ngày 22/7. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam ngày 17/8 với USD giảm 6 đồng, ở mức 24.254 đồng.

Tỷ giá được phép giao dịch của các ngân hàng thương mại dao động từ 23.400 – 25.450 VND/USD. Tỷ giá USD cũng đã được Sở giao dịch NHNN đưa về phạm vi mua bán từ 23.400 - 25.450 VND/USD.

Vietcombank có mức mua bán ở 24.860 - 25.230 VND/USD. Giá mua và bán USD tại các ngân hàng nằm trong khoảng từ 23.400 – 25.450 VND/USD.

Tỷ giá USD trên thị trường tự do tiếp tục giảm mạnh ở 2 chiều mua - bán so với phiên trước đó, giao dịch (mua - bán) ở mức 25.298 -25.388 VND/USD, giảm 155 VND ở chiều mua và 145 VND chiều bán so với ngày 16/8.

Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại trong nước đã liên tục giảm, với mức giá thấp hơn nhiều so với trần do NHNN quy định. Báo cáo của NHNN cho biết đồng Việt Nam từng mất giá gần 5% so với USD từ đầu năm 2024. Tuy nhiên, đến đầu tháng 8, tỷ lệ này đã giảm còn 3,85%.

Chỉ số DXY, đo lường đồng USD với 6 đồng tiền chủ chốt chốt tuần giảm 0,71%, xuống mức 102,40 trong bối cảnh các nhà đầu tư cân nhắc khả năng Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ cắt giảm lãi suất sâu vào tháng tới, trước một loạt dữ liệu kinh tế của Mỹ cũng như sau những động thái bất ổn vào tuần trước.

MBS cho rằng, áp lực tỷ giá sẽ hạ nhiệt và dao động trong khoảng 25.300 – 25.700 VND/USD trong thời gian còn lại năm 2024 dưới những yếu tố tích cực như: thặng dư thương mại tích cực (7 tháng thặng dư hơn 14 tỷ USD), FDI giải ngân đạt hơn 12,5 tỷ USD (mức cao nhất từ trước tới nay) và du lịch phục hồi mạnh mẽ. Với 10 triệu khách quốc tế trong 7 tháng năm 2024, Việt Nam ghi nhận tốc độ phục hồi trở về thời kỳ tăng trưởng mạnh 2009 và có khả năng sẽ đạt và vượt mục tiêu 18-19 triệu lượt khách quốc tế trong năm nay. Sự ổn định của môi trường vĩ mô nhiều khả năng sẽ được duy trì và cải thiện hơn nữa sẽ là cơ sở để ổn định tỷ giá trong năm 2024.

Trước kịch bản FED hạ lãi suất, ông Trương Văn Phước - nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia nói, chỉ số CPI của Mỹ tháng 7/2024 đã giảm về mức 3% – thấp hơn dự báo 3,1%, trong khi đó chỉ số thất nghiệp lại tăng lên 4,3% trong tháng 7 – cao hơn so với mức 4,1% trong tháng 6. Điều này thúc đẩy khả năng FED phải sớm hành động giảm lãi suất để tránh nền kinh tế Mỹ rơi vào một đợt suy thoái mặc dù vẫn còn một số nghi ngờ về quy mô của đợt cắt giảm.

Trong nước, tăng trưởng kinh tế ổn định, chênh lệch giá giữa vàng trong và ngoài nước giảm, góp phần giảm bớt các áp lực đầu cơ lên tỷ giá.

Nếu không có những diễn biến bất ngờ, khả năng rất cao tỷ giá tiếp tục giảm về mức quanh 25.000-25.100 VND/USD, và nằm trong mục tiêu biến động dưới 3% mà NHNN đưa ra hồi đầu năm.

Nhận định xoay quanh tỷ giá cũng được Ngân hàng Shinhan Việt Nam dự đoán, VND dự kiến sẽ phục hồi khi FED thay đổi chính sách tiền tệ và khi chi tiêu đầu tư công cùng dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng mạnh. Dự báo từ Shinhan cho thấy tỷ giá bình quân năm 2024 có thể đạt khoảng 25.040 VND/USD.

Ổn định tỷ giá, hỗ trợ doanh nghiệp

Nếu như nửa đầu năm 2024, tỷ giá là vấn đề rất được nhà đầu tư và cơ quan quản lý quan tâm, thì hiện nay tỷ giá đã hạ nhiệt và dự kiến xu hướng tỷ giá những tháng cuối năm sẽ tiếp tục giảm. Những áp lực lên tỷ giá đã giảm dần, trong đó có cả yếu tố bên trong và bên ngoài.

Áp lực tỷ giá giảm đã giúp NHNN giảm lãi suất hoạt động thị trường mở (OMO) và lãi suất tín phiếu từ 4,5% xuống 4,25% vào ngày 5/8/2024, xu hướng lãi suất giao dịch liên ngân hàng cũng giảm dần sau đó. Theo thông tin từ nguồn liên ngân hàng, thanh khoản thị trường vẫn khá dồi dào, chênh lệch lãi suất giữa tiền đồng và USD duy trì ở mức âm nhẹ khoảng 0,3-0,4%.

Việc tỷ giá USD ổn định và có xu hướng giảm trong thời gian tới mang lại nhiều triển vọng tích cực cho doanh nghiệp. Sự ổn định này không chỉ giảm áp lực lãi suất mà còn kích thích tiêu dùng và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Đặc biệt, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được hưởng lợi nhờ chi phí vay ngoại tệ giảm, giúp họ tăng cường cạnh tranh và mở rộng cơ hội ký kết hợp đồng mới.

“Mỗi tháng chúng tôi cần nhập 11 tỷ đồng tiền hàng, toàn bộ giao dịch được thanh toán bằng ngoại tệ. Nhờ tỷ giá VND/USD giảm trong thời gian gần đây nên chi phí mỗi đơn hàng đều giảm từ 2 - 4% so với lúc cao điểm”- đại diện Công ty CP EMIN Việt Nam thông tin.

TS. Nguyễn Đức Độ - Phó viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính, Học viện Tài chính, nhận định, tỷ giá giảm sẽ giúp giảm áp lực cho các doanh nghiệp vay nợ bằng ngoại tệ. Đồng thời, khi tỷ giá dịu lại, NHNN có thể mở rộng cung tiền, hạ lãi suất điều hành, từ đó mặt bằng lãi suất có thể giảm hoặc duy trì ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

Dù vậy, TS. Nguyễn Đức Độ cũng khuyến nghị, vẫn cần dự phòng những yếu tố bất ngờ. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hiện nay vẫn đang phục hồi chậm và vẫn còn nhiều cuộc xung đột đang diễn ra khắp nơi, kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng khó dự báo. Bên cạnh đó, cuối quý 3 và đầu quý 4 nhu cầu USD thường tăng cao do hoạt động nhập khẩu máy móc, nguyên liệu cho đơn hàng xuất khẩu cuối năm; cùng với đó là sự gia tăng áp lực tỷ giá do các yếu tố liên quan đến cán cân thanh toán. Do đó, các hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá vẫn rất cần được xem trọng trong thời gian tới.

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, tỷ giá vẫn duy trì sự ổn định và đảm bảo thị trường ngoại tệ thông suốt, giúp cân bằng cung cầu ngoại tệ, duy trì trạng thái ngoại tệ dương tại các ngân hàng thương mại và đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp pháp cho doanh nghiệp và hoạt động xuất nhập khẩu.

Mặc dù có những tín hiệu tích cực, áp lực từ lãi suất USD cao vẫn là một thách thức đáng kể. Đại diện NHNN cho biết, tỷ giá có thể giảm áp lực trong nửa cuối năm, nhưng vẫn đối mặt với nhiều thách thức. NHNN sẽ tiếp tục điều hành tỷ giá một cách linh hoạt và kịp thời, nhằm đảm bảo sự ổn định cho nền kinh tế.