Suy thoái kinh tế là điều không một quốc gia nào mong muốn xảy ra. Tuy nhiên, không thể đảm bảo chắc chắn rằng nền kinh tế của một quốc gia nào đó sẽ không bao giờ bị suy thoái. Nền kinh tế suy thoái sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới xã hội. Vậy suy thoái kinh tế là gì? Biểu hiện, nguyên nhân, ảnh hưởng như thế nào?

Biểu hiện của suy thoái kinh tế là gì?

Suy thoái kinh tế là một tình trạng kinh tế mà trong đó hoạt động kinh tế của một quốc gia, khu vực hoặc thế giới giảm sút đáng kể trong một khoảng thời gian nhất định. Suy thoái kinh tế có thể được nhận biết bằng các biểu hiện sau:

- Giảm tăng trưởng GDP: GDP là chỉ số đo lường tổng giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia trong một năm. Khi GDP giảm trong hai quý liên tiếp, nền kinh tế được coi là suy thoái. Giảm tăng trưởng GDP có nghĩa là sản lượng, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm, dẫn đến việc cắt giảm chi tiêu, đầu tư và tạo việc làm.

- Tăng thất nghiệp: Thất nghiệp là tình trạng mà người lao động không có việc làm hoặc không tìm được việc làm phù hợp với năng lực và mong muốn của mình. Khi nền kinh tế suy thoái, nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ giảm, các doanh nghiệp phải sa thải nhân viên, giảm quy mô hoặc đóng cửa để tiết kiệm chi phí.

Điều này làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, giảm thu nhập và mức sống của người lao động.

- Tăng lạm phát: Lạm phát là tình trạng mà giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định. Khi nền kinh tế suy thoái, nguồn cung của hàng hóa và dịch vụ giảm do sản xuất giảm, trong khi nguồn cầu vẫn cao do các chính sách kích thích kinh tế của chính phủ.

Điều này làm tăng giá cả, giảm sức mua và giá trị của tiền tệ.

- Giảm tổng cầu: Tổng cầu là tổng số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ muốn và có khả năng mua trong một nền kinh tế trong một năm. Khi nền kinh tế suy thoái, tổng cầu giảm do người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ đều giảm chi tiêu, tiết kiệm và vay nợ.

Điều này làm giảm doanh số bán hàng, lợi nhuận và thuế của các doanh nghiệp và chính phủ.

- Giảm chỉ số chứng khoán: Chỉ số chứng khoán là một công cụ đo lường giá trị của một nhóm cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Khi nền kinh tế suy thoái, chỉ số chứng khoán giảm do giá cổ phiếu của các doanh nghiệp giảm, phản ánh kết quả kinh doanh kém và triển vọng tương lai không tốt.

Điều này làm giảm giá trị tài sản, niềm tin và khả năng đầu tư của các nhà đầu tư.

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Biểu hiện của suy thoái kinh tế là gì? Người lao động có phải là nguyên nhân làm suy thoái kinh tế không? (Hình từ Internet)

Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế

Những lĩnh vực bị ảnh hưởng khi suy thoái kinh tế là gì? Khi nền kinh tế đang trong tình trạng suy thoái, hầu hết mọi lĩnh vực, ngành nghề đều chịu ảnh hưởng không tốt:

Suy thoái kinh tế ngành nào hưởng lợi?

Có thể thấy, khi nền kinh tế suy thoái, cung và cầu đều sụt giảm, tất cả các ngành nghề đều bị ảnh hưởng do không đủ nguyên liệu sản xuất, không bán được hàng, giảm doanh thu… Tuy nhiên vẫn có những lĩnh vực không thể cắt giảm hoàn toàn cho dù kinh tế kiệt quệ đến đâu. Đó chính là y tế và năng lượng.

Trong khi chỉ số các ngành đều đỏ lửa trên bảng điện thì số liệu của ngành y tế và năng lượng lại ít có sự sụt giảm, đứng im hoặc xanh. Vì là lĩnh vực đặc thù không thể cắt giảm nên các doanh nghiệp y tế và năng lượng không chịu ảnh hưởng nặng nề do suy thoái.

Như vậy, kinh tế suy thoái thì nên đầu tư gì? Trong điều kiện kinh tế suy thoái, mọi người đều thu hẹp hoặc cắt giảm đầu tư, vẫn có một số lĩnh vực hưởng lợi, nhà đầu tư nên cân nhắc như sau:

Nguyên nhân dẫn tới suy thoái kinh tế

Nguyên nhân dẫn tới suy thoái kinh tế vẫn đang là vấn đề được các nhà lý thuyết và người làm chính sách tranh luận. Mặc dù đa số đều đồng tình rằng nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là sự kết hợp giữa yếu tố nội sinh theo chu kỳ và những cú sốc từ bên ngoài. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều tranh luận khác diễn ra giữa các học thuyết kinh tế để tìm ra nguyên nhân thực sự, cụ thể như sau:

Nguyên nhân xảy ra suy thoái kinh tế

Nhiều tranh cãi nổ ra xung quanh việc xác định đâu là nguyên nhân dẫn tới suy thoái kinh tế. Tuy nhiên đều thống nhất rằng, suy thoái kinh tế diễn ra do cả nguyên nhân từ bên trong và từ bên ngoài hay từ cả yếu tố chủ quan và khách quan.

Theo các nhà kinh tế học thuộc chủ nghĩa Keynes, tình trạng suy thoái của nền kinh tế chủ yếu do các nguyên nhân bên ngoài như chiến tranh, thời tiết và giá dầu (giá nhiên liệu). Tất cả các yếu tố này đều tác động khiến nền kinh tế suy thoái hoặc tăng trưởng trong ngắn hạn.

Với trường phái kinh tế học Áo, suy thoái kinh tế xảy ra chủ yếu do cung tiền tệ tăng gây ra tình trạng lạm phát. Họ cũng cho rằng, suy thoái là một chu kỳ kinh tế tất yếu phải xảy ra theo cơ chế tự nhiên để sửa chữa lại việc sử dụng các nguồn lực kinh tế không hiệu quả trong thời kỳ tăng trưởng trước đó.

Sự quản lý tiền tệ yếu kém của chính phủ là nguyên nhân gây suy thoái kinh tế theo quan điểm của các học giả theo thuyết tiền tệ. Những thay đổi về cơ cấu kinh tế chỉ là nguyên nhân thứ yếu mà thôi.

Dấu hiệu suy thoái kinh tế là gì?

Nền kinh tế suy thoái thường có dấu hiệu gì? Làm thế nào để nhận biết? Dấu hiệu nhận biết suy thoái kinh tế có rất nhiều, tuy nhiên chúng không xuất hiện đồng loạt trong tất cả các kiểu suy thoái. Dưới đây là những dầu hiệu thường gặp nhất.

Đường cong lãi suất trái phiếu Yield Curve được nhiều nhà kinh tế sử dụng để dự đoán suy thoái kinh tế. Đây là đường cong thể hiện các mức lãi suất khác nhau của các khoản vay giá trị ngang nhau và kỳ hạn khác nhau. Lạm phát đã khiến đường cong này thay đổi, cụ thể:

Ví dụ: Cuộc suy thoái kinh tế Mỹ gần đây nhất thể hiện rõ rệt qua đường cong lãi suất trái phiếu có dầu hiệu đảo ngược, tăng trưởng kinh tế giảm. Nguyên nhân là do lạm phát tăng nhanh, lãi suất trái phiếu ngắn hạn lại cao hơn lãi suất trái phiếu dài hạn.

Khi nền kinh tế suy thoái, dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là thay đổi trong hoạt động tín dụng, cụ thể là hoạt động các ngân hàng. Chính sách cho vay được thắt chặt, điều kiện cho vay khó khăn hơn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn hơn trong việc vay vốn.

Các ngân hàng làm như vậy vì họ nhận thấy những rủi ro cao của khoản vay trong tương lai trong điều kiện nền kinh tế suy thoái. Khi đó, những doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu ảnh hưởng nhiều nhất, không đủ vốn duy trì hoạt động, số lượng khách hàng giảm, hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, thậm chí đình trệ và phá sản.

Trong hoàn cảnh nền kinh tế suy thoái, vật giá leo thang, xung đột và chiến tranh xảy ra, tâm lý mọi người sẽ dè dặt hơn trong việc chi tiêu và đầu tư. Thời gian dài, nhu cầu thị trường sẽ giảm, ảnh hưởng xấu tới tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.

Suy thoái kinh tế khiến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn. Lúc này, việc cắt giảm nhân viên, giảm lương có thể được áp dụng. Số lượng người thất nghiệp tăng lên, lương giảm mà chi tiêu tăng do lạm phát khiến nguy cơ nợ xấu gia tăng.

Nợ xấu không dừng lại ở cá nhân mà còn có thể xảy ra với Chính phủ. Tình trạng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu sản xuất khiến Chính phủ phải đi vay của quốc gia khác. Nếu nền kinh tế không chuyển biến tốt thì khoản vay này sẽ trở thành nợ xấu của quốc gia.

Nền kinh tế phát triển không tốt, các doanh nghiệp phải thu hẹp hoạt động sản xuất. Điều này dẫn tới tình trạng cắt giảm người lao động, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Số lượng người hưởng trợ cấp thất nghiệp vì thế mà gia tăng. Đây đều là các biểu hiện của sự suy thoái của kinh tế.

Nếu tình trạng người lao động bị giảm lương gia tăng, các công ty không tuyển thêm lao động trong thời gian dài, thu nhập của người dẫn sẽ giảm. Khi đó kéo theo GDP quốc nội giảm. Đây là mầm mống của một cuộc suy thoái kinh tế sắp xảy ra.

Ngoài 5 yếu tố trên, khi xác định nền kinh tế có bị suy thoái hay không còn dựa vào 2 chỉ số sau: